‘Mưa vàng’ giải nhiệt cơn sốt giá cà phê
Theo ghi nhận của Thanh Niên, lễ hội phết Hiền Quan năm 2025 xã Hiền Quan chỉ tổ chức phần rước kiệu, tế lễ, không tổ chức phần cướp phết.Việc không tổ chức cướp phết khiến người dân Hiền Quan tiếc nuối. Họ cho rằng lễ hội được tổ chức hàng nghìn năm nay nhưng lại thiếu đi phần "linh hồn".Ông Bùi Phúc Khánh (75 tuổi, người dân xã Hiền Quan) bày tỏ dân làng Hiền Quan luôn náo nức hướng về, trông đợi ngày hội làng đầy ý nghĩa. Thế nhưng 7 năm nay xã chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội (cướp phết) khiến người dân hụt hẫng. Thậm chí, những năm trước, thanh niên trong làng đã tập trung trước sân đền đòi cướp phết ngay tại sân tế lễ của hội.Theo ông Khánh, lễ hội phết Hiền Quan được duy trì hàng nghìn năm qua, dù có những hình ảnh phản cảm do đông người nhưng chưa từng xảy ra sự cố hay có người bị thương. Sau dịch Covd-19, việc dừng cướp phết phải chăng là do địa phương không muốn tổ chức? "7 năm không diễn ra cướp phết, dân làng tâm tư, nhiều người xa quê không về dự lễ hội nữa", ông Khánh nói và khẳng định, nếu cướp phết được tổ chức lại, ông sẽ cùng thôn, chi đoàn thanh niên vận động đảm bảo an ninh trật tự, đáp ứng mọi yêu cầu của cơ quan chức năng.Ông Nguyễn Tiến Nhân (55 tuổi, ở khu 10, xã Hiền Quan), người năm nay được chọn vào vai ông Tiên Chỉ - thực hành phần “khẩn tấu” trong lễ hội, cũng bày tỏ các cơ quan quản lý, chính quyền "trả" lễ hội cướp phết về cho người dân.Liên quan đến việc không tổ chức cướp phết, ông Trần Kim Tuyến, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Quan, cho biết năm nay, tỉnh Phú Thọ và H.Tam Nông đã giao chính quyền xã Hiền Quan lên kịch bản tổ chức, nhưng với quy mô lớn như lễ hội này, cấp cơ sở không tổ chức được.Ông Tuyến lý giải, khi cướp phết có hàng trăm người, ai cũng mong muốn được sờ vào quả phết để lấy may, lấy lộc. Vì vậy, vấn đề an ninh của cơ sở sẽ không đảm bảo, phải có sự hỗ trợ của cấp huyện, tỉnh và T.Ư.Mặt khác, địa phương cũng đang thiếu kinh phí để tạo ra một khuôn viên an toàn và văn hóa. Quy hoạch đã có nhưng phải được người dân ủng hộ. Có thể sẽ phải gieo cấy chậm lại và "phải được sự đồng thuận từ cấp trên"."Khó nhất là kinh phí, xã chúng tôi vẫn còn khó khăn, một năm chỉ được phân bổ 300 triệu đồng tiền ngân sách cho mọi thứ nên rất khó. Tôi ví dụ, nếu như hội phết này có 1 tỉ đồng, chúng tôi tổ chức được luôn", ông Tuyến nói.Ông Tuyến chia sẻ, năm nay không tổ chức cướp phết, bản thân ông cũng rất trăn trở nhưng thời gian vẫn hơi gấp. "Nếu có sự chuẩn bị đồng thuận của nhân dân, năm 2026 hội phết sẽ được phục hồi. Trong trường hợp được phục hồi, tôi cũng sẽ đề xuất không cho thanh niên đã uống rượu tham gia cướp phết bằng cách thử nồng độ cồn để đảm bảo an ninh trật tự", ông Tuyến nói tiếp.Lễ hội cướp phết Hiền Quan được tổ chức trong 2 ngày 12 và 13 tháng giêng âm lịch hàng năm tại xã Hiền Quan. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tưởng nhớ hai vị thành hoàng là Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng có công đánh giặc và Mộc Trang đại vương có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.Lễ hội phết Hiền Quan gồm 4 phần: rước kiệu, tế lễ, kéo quân, đánh phết. Theo người dân quan niệm, nếu ai động được vào, cướp được quả phết sẽ mang lại may mắn cả năm nên phần đánh phết hằng năm tại xã Hiền Quan thu hút rất đông người tới tham dự.Ô tô điện Hyundai Ioniq, Santa Fe Hybrid sẽ được lắp ráp tại Việt Nam
Theo Android Authority, hàng triệu người dùng YouTube trên toàn cầu đang gặp phải tình trạng chất lượng video giảm sút nghiêm trọng, ngay cả khi kết nối internet của họ hoàn toàn ổn định. Tình trạng này đã gây ra sự bức xúc lớn trong cộng đồng mạng, đặc biệt là trên các nền tảng xã hội như Reddit.Nhiều người dùng phản ánh rằng video trên YouTube thường xuyên phát ở độ phân giải thấp (144p hoặc 360p) một cách mặc định, bất kể họ đang dùng tốc độ internet nào. Khi họ cố gắng chuyển sang độ phân giải khác (1080p hoặc cao hơn), video lại gặp phải tình trạng xoay vòng 'buffering' liên tục, gây khó chịu và gián đoạn trải nghiệm xem.Tình trạng này không chỉ xảy ra trên một nền tảng cụ thể. Người dùng iOS, máy tính để bàn và TV thông minh đều báo cáo gặp vấn đề tương tự. Tuy nhiên, ứng dụng YouTube trên điện thoại và máy tính bảng Android dường như vẫn hoạt động ổn định.Trước sự bức xúc của người dùng, YouTube đã thừa nhận vấn đề và cho biết đang tích cực tìm kiếm giải pháp. Nền tảng này đã cập nhật trang hỗ trợ, thông báo rằng họ nhận thức được tình trạng chất lượng video thấp và đang nỗ lực khắc phục.Trong thời gian chờ đợi bản sửa lỗi từ YouTube, người dùng nên thường xuyên kiểm tra trang hỗ trợ của YouTube để cập nhật thông tin mới nhất. Nhiều người dùng mong muốn YouTube sẽ sớm khắc phục sự cố này và mang lại trải nghiệm xem video mượt mà cho họ.
Nóng trên mạng xã hội: Hình ảnh đẹp nhất trong ngày
Các dãy trọ gần các khu công nghiệp ở Q.Bình Tân được coi là "thủ phủ nhà trọ" ở TP.HCM, tập trung công nhân, lao động tự do đến thuê. Xóm trọ trên đường Trần Thanh Mại (Q.Bình Tân) rộn ràng tiếng cười đùa, vui chơi của trẻ con. Ba mẹ không ở nhà, các em tự bày trò chơi với nhau, thỉnh thoảng có tiếng dặn dò cẩn thận của ông quản lý ở phòng đầu tiên của dãy trọ. Ông là Nguyễn Văn Sang (69 tuổi, quê ở Tiền Giang), quản lý dãy trọ đến nay đã 15 năm. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Sang nói rằng khi còn trẻ, ông làm thợ hồ, dãy trọ ở hiện tại cũng là công trình ông từng làm. Do tuổi cao, không còn sức để làm thợ hồ và được chủ nhà tin tưởng, ông nhận làm quản lý dãy trọ. Căn phòng nhỏ chưa đến 8 m2 chất đầy bình nước để người thuê đến đổi, có thêm chiếc võng nằm nghỉ và chiếc tivi cũ kỹ là nơi ở của ông Sang. 15 năm qua, chưa năm nào ông về nhà ăn tết dù ở quê vẫn còn bà xã.Ông Sang có hai người con nhưng người con trai đầu mất cách đây không lâu. Với ông, tết cũng như ngày thường thậm chí vắng vẻ hơn vì người thuê trọ về quê cùng gia đình, người thân. Tuy nhiên, ông không thấy buồn vì đã quá quen cuộc sống một mình suốt bao năm qua. Chủ nhà trả ông Sang mỗi tháng 5 triệu đồng, không tính tiền phòng, dù không nhiều nhưng ông đủ trang trải khi về già. Dãy trọ có 88 phòng, được mọi người thuê gần hết, hằng ngày họ làm công nhân tại các công ty trên địa bàn. "Một mình tôi ăn tết ở đây, bao năm như vậy rồi nên thấy cũng bình thường. Tết cũng như ngày thường, người ở miền Tây họ về quê ăn tết, một số người ở xa quá họ cũng đành ở lại phòng trọ. May mắn tôi vẫn khỏe, không hay bệnh vặt nên không có gì đáng lo ngại. Tôi về quê ăn tết phòng trọ sẽ không có ai trông, phải ở lại đảm bảo an toàn cho cả xóm trọ", ông Sang bày tỏ. Chị Nguyễn Thị Trường (39 tuổi, quê ở Nghệ An) cũng quyết định ở lại TP.HCM ăn tết vì không đủ chi phí cho cả gia đình về quê. Hơn nữa, dịp 30.4 vừa qua, mẹ bị tai nạn, chị phải về chăm sóc nên hiện không có đủ điều kiện để về. Làm công nhân hơn 15 năm, thu nhập hàng tháng của chị dành dụm để nuôi hai con (con đầu học lớp 9, con thứ hai học lớp 4) ăn học và trang trải chi tiêu hằng ngày. Ở lại xóm trọ, chị Trường ngậm ngùi khi nhìn cảnh hàng xóm xách vali về quê. Dù vậy, chị vẫn cố kìm nén để nước mắt không rời, tự dặn mình ở lại để dành dụm tiền lo cho các con. Với chị, tương lai của hai con là trên hết nên chấp nhận chịu khổ để các con được học hành đầy đủ. "Ở xa quê, xa cha mẹ không về quê ăn tết được cũng tủi thân lắm. Giờ về ăn tết cũng được nhưng sợ ra năm vào không có tiền tiêu xài nên đành gửi cho cha mẹ 3 – 4 triệu động viên. Ở lại, tết cũng như ngày thường, thậm chí trống vắng hơn", người phụ nữ nói. Qua báo Thanh Niên, chị mong muốn gửi lời chúc từ xa đến cha mẹ, người thân ở quê bằng tất cả tấm lòng chân thành, trân quý. "Cha mẹ tôi quê ở Nghệ An còn quê chồng ở Quảng Nam. Tôi mong cho cha mẹ hai bên khỏe mạnh, sống lâu với con cháu và sẽ cố gắng kiếm tiền để về thăm cha mẹ. Tôi nhớ cha mẹ nhiều lắm". Ông Trần Thanh Phong (quê ở TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) lên TP.HCM thuê trọ, buôn bán quần áo kiếm sống. Năm nay khoảng 28 tết, sau khi công nhân về quê, ông cũng dọn dẹp hàng hóa, xách vali về nhà ăn tết. Dù khó khăn đến mấy, ông cũng đi xe máy về đón tết với gia đình. Không có tiền thưởng như công nhân, ông hy vọng tháng cuối năm thu nhập nhiều hơn để có tiền trang trải dịp tết. "Về quê có cha mẹ, anh em hơn nữa quê tôi cũng không quá xa nên đi lại dễ dàng. Hồi xưa tôi cũng đi làm công nhân, buôn gạo, buôn trái cây… làm đủ nghề. Dù thu nhập ra sao tôi cũng cố gắng về quê vì tết là dịp cả gia đình sum vầy. Tôi nghĩ rằng, tiền sang năm mới có thể kiếm được nên tốn bao nhiêu cũng về quê, trân quý khoảnh khắc sum họp gia đình", người đàn ông nói.
Đạt chia sẻ: “Ngày bé mình thích trở thành chiến sĩ công an vì gia đình có truyền thống về ngành này. Nhưng lớn dần, mình thích trải nghiệm và khám phá nhiều hơn, cộng thêm điểm mạnh của bản thân nên chọn học ngành địa lý. Đến khi ra trường mình lại yêu thích kinh doanh nên rẽ hướng và làm marketing. Một phần là do nếu làm đúng chuyên ngành mình học thì khó khăn trong tìm kiếm việc làm”.
Ô tô cỡ nhỏ dưới 450 triệu đồng bán ít nhất, chỉ Wigo tăng trưởng
Được phát hiện lần đầu vào năm 2014, thiên thạch S2 lao vào trái đất cách đây khoảng 3,26 tỉ năm và ước tính lớn hơn gấp 200 lần so với thiên thạch "đàn em" sau này tiêu diệt loài khủng long.Phát hiện mới, được công bố trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences, cho rằng vụ va chạm khủng khiếp cách đây nhiều tỉ năm không những mang đến sự hủy diệt cho trái đất, mà còn giúp các sự sống trỗi dậy trên bề mặt hành tinh của chúng ta."Chúng tôi biết những đợt va chạm của các thiên thạch khổng lồ từng diễn ra thường xuyên trong giai đoạn trái đất còn sơ khai, và những sự kiện này ắt hẳn tạo nên tác động cho sự tiến hóa của sự sống trên trái đất trong giai đoạn đầu. Thế nhưng chúng tôi không nắm nhiều thông tin, cho đến mới đây", Đài NBC News dẫn lời nhà địa chất học Nadja Drabon, tác giả báo cáo đến từ Đại học Harvard.Đội ngũ chuyên gia đã trải qua 3 mùa nghiên cứu thực địa ở Vành đai Barberton Greenstone thuộc Nam Phi để thu thập các mẫu vật tại chỗ.Dựa trên kinh nghiệm nhiều năm ở phòng thí nghiệm, họ xác định thiên thạch lao vào trái đất vào thời điểm hành tinh mới khai sinh và trong trạng thái của một thế giới nước với một vài lục địa nổi lên khỏi mặt biển.Trong các chuyến đi thực địa, nhà địa chất học Drabon và các đồng nghiệp muốn tìm kiếm những hạt hình cầu hoặc những mảnh vụn đá còn sót lại sau sự kiện thiên thạch va chạm mặt đất.Họ thu thập tổng cộng 100 kg đá và mang về phòng thí nghiệm để phân tích.Đội ngũ chuyên gia tìm được bằng chứng cho thấy hiện tượng sóng thần đã khuấy động các chất dinh dưỡng như sắt và phốt pho.Giáo sư Jon Wade trong lĩnh vực vật liệu hành tinh của Đại học Oxford (Anh), cho biết sự phân bổ của lớp nước giàu chất sắt đóng vai trò quan trọng cho sự sống bắt đầu.Theo chuyên gia Wade, sắt là nguyên tố phổ biến nhất tính theo khối lượng trên Trái Đất, nhưng đa số bị khóa chặt trong lõi trái đất, ở độ sâu khoảng 2.900 km.Bất chấp thực tế này, các hình thái sự sống phải dựa vào sắt để sống sót. Kết quả là trái đất trải qua giai đoạn bùng phát tạm thời các vi sinh vật nhờ sắt, tạo điều kiện cho sự sống xuất hiện.